[Lúc đầu định dùng title "Yếu tố cần thiết cho một bức ảnh ĐẸP" nhưng xét lại cô này mặc dù đẹp nhưng quá chung chung, không nên chơi cùng nhiều, chơi mãi cũng không thể hiểu được cô ĐẸP là người thế nào. Nên là chuyển sang chơi với những bạn chi tiết hơn 1 tẹo].
[Preference source: Bờ-rai-ờn Pi-tơ-sờn]
Khi (Bờ-rai-ờn Pi-tơ-sờn) được hỏi những bức ảnh như thế nào thường thu hút được nhiều sự chú ý nhất, câu trả lời luôn luôn được đưa ra giống nhau: Đó chính là những thứ rất bình dị trong cuộc sống được sáng tác theo cách đơn giản nhất có thể.
Những bức ảnh như vậy thành công bởi chúng được giới hạn theo một theme (phông, nền) hoặc ý tưởng nhất định và được sắp xếp theo những trật tự và quy luật, thay vì theo một cách hỗn loạn, khó đoán (tham khảo bài Pattern). Chúng ta có thể thấy sự đối lập rất rõ ràng giữa những bức ảnh với bố cục chặt chẽ và những bức ảnh chụp bởi photographer không chuyên. Thường những photographer không chuyên chụp ảnh với mục đích chính để lưu lại kỉ niệm (hoặc để thấy ôi sao mình đẹp thế!), rốt cuộc những bức ảnh kiểu này thường có quá nhiều điểm điểm nhấn hoặc ngược lại, một số trường hợp lại không có điểm nhấn nào.
Sự thiếu định hướng và sự hỗn loạn trong nội dung bức ảnh khiến mắt người xem không thể tập trung và phải liên tục di chuyển để tìm kiếm các điểm 'mãn nhãn' khác trong bức ảnh (tuy nhiên không có mới ức!). Điều này rất dễ cảm nhận khi xem một bức ảnh có điểm nhấn và idea rõ ràng, so với một bức không có những yếu tố trên.
Tuy nhiên không nên hiểu điểm nhấn theo nghĩa đen (chỉ có 1 điểm, 1 phần nào đó của bức ảnh có sự hấp dẫn), ở đây nên hiểu theo sự thống nhất và cô đọng trong ý tưởng (1 ý tưởng chủ đạo thay vì 2,3,4...10) và trong ngôn ngữ nhiếp ảnh (chất liệu tạo nên ý tưởng đơn giản, súc tích). Ảnh dưới đây với bố cục khá phức tạp tuy nhiên ý đồ "sự hỗn loạn" vẫn có thể dễ nhận thấy, bởi một phần sự đối xứng của các đường thẳng (yếu tố dễ nhận biết và dễ đoán), thứ 2 là sự thống nhất trong gam màu.
Hãy thử tưởng tượng bạn đang bị đậu-phộng-đường ở một chỗ rất vắng vẻ ít người qua lại, bỗng nhiên bạn nhìn thấy một trạm bán xăng phía trước và bạn lúc ấy cực kì 'đói-đường', vội chạy ngay đến hỏi. Bạn bắt đầu hỏi đường đi còn chú bán xăng thì bắt đầu múa may với các "Cách đi thứ nhất là ABDGI12589....À, mà còn cách thứ hai cháu ạ, joGDMDue98472677@$%....Ôi, còn cả cách nữa đấy cháu ơi $*$)(#478FHJDJjs@()$(#+_.....", mỗi cách chứa quá nhiều thông tin và chi tiết. Thay vì chọn một hướng đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn mà bạn cần thí chú bán xăng nhiệt tình đang bắt bạn phải bơi trong một biển thông tin hỗn loạn. SỰ CÔ ĐỌNG và RÕ RÀNG là tất cả những điều bạn cần! Và, đó cũng là điều mà hầu hết chúng ta đều muốn. Đơn giản như việc chúng ta muốn biết kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ và địa điểm. Nếu không có order (trật tự), bạn sẽ rất dễ bị 'lụt' hoặc bối rối, rồi bối rối lại sinh ra xì-trét và xì-trét lại dẫn đến việc không thể hoạt động tốt (tức là chụp không đẹp).
Do đó, những bức ảnh thành công cần có trật tự. Và những yếu tố đem lại trật tự cho bố cục ảnh đó chính là LINE (đường), SHAPE (hình), FORM (khối), TEXTURE (độ nhám bề mặt), PATTERN (mô-đun lặp lại) và COLOR (màu sắc) - đây chính là những yếu tố tạo hình/design. Mỗi bức ảnh, dù thành công hay không, chắc chắn chứa ít nhất một trong những yếu tố trên, thậm chí vài yếu tố. Mỗi yếu tố có những giá trị tạo hình và biểu tượng riêng của nó, đặc biệt là đường, độ nhám bề mặt và màu sắc. Đó có thể là sự cứng hoặc mềm, thân thiện hay chống đối, mạnh hay yếu, rõ hay không rõ, chủ động hay bị động. Thường chúng ta nhìn thấy và sử dụng những yếu tố này mà không có ý thức rõ ràng về chúng.
Những kí ức và kinh nghiệm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của bạn với các yếu tố kể trên và ngược lại, chúng lại ảnh hưởng đến cách mà bạn sẽ sử dụng chúng như thế nào.
[EXERCISE]: "TÔI KHÔNG MUỐN LÀM NÔ LỆ NỮA".
Nhiệm vụ của bài tập này (đây sẽ là một bài tập cần nhiều thời gian và công sức) rất đơn giản là Xin từ chức Nô Lệ và phấn đấu làm Chủ các yếu tố cơ bản trong Design mà các bạn vừa đọc ở trên. Bài tập này không chỉ giúp bạn mở rộng khả năng nhìn nhận mà còn có thể hé lộ mấy chục điều về tâm-sinh lý của bạn, bạn thích gì và không thích gì.
Tập hợp khoảng 80 bức ảnh của bạn, chú ý không khuyến khích chọn những tấm mang tính chất (Ôi! Sao mình đẹp rạng rỡ) hoặc (Cười nhé, chụp đây!). Dẹp sang bên cạnh tí đã, sau í lấy 1 tờ giấy ra và vẽ 6 cột:
1.LINE (đường)
2.SHAPE (hình)
3.FORM (khối)
4.TEXTURE (độ nhám bề mặt)
5.PATTERN (mô-đun lặp lại)
6.COLOR (màu sắc)
Và bây h bắt đầu xem lại các tấm ảnh của bạn cẩn thận từng cái một, xem xét và đánh giá kĩ lưỡng từng cái một, và bắt đầu check vào những yếu tố nào mà bức ảnh ấy có RÕ NHẤT (chỉ được check 1 lần mỗi tấm). Chắc chắn sẽ có những cột có nhiều dấu check hơn những cột khác và nó có thể nói lên điều gì đó về gu chụp ảnh của bạn cũng như những cảm xúc riêng và cách nhìn nhận của bạn tới thế giới xung quanh, không chỉ đơn thuần việc cố gắng bắt chước style của ai đó.
Bạn nên chú ý đến những cột có ít dấu check. Đây chính là điểm yếu của bạn, vì thế ngay lập tức cần xách ngay súng, đi và đi và đặt một mục tiêu cho mình: Khắc phục những điểm yếu này.
Cá nhân Linh thì cột Pattern và Color là đông con nhất, còn LINE và SHAPE có vẻ yếu nhất.
Đây là một bài tập cực kì recommend anh chị em, nó sẽ giúp các bạn hiểu hơn cách chụp ảnh, cách nhìn và cảm của mình để NHÌN và CHỤP tốt hơn, nói chung là nó có nhiều lợi ích lắm. ^^
***********************************************************************************
Các tác phẩm hoàn thiện mong các bạn sẽ (cực kì) vui lòng đóng góp trên blog của LinhMM. Ảnh resize (max 1200) xin gửi về bravelinh@gmail.com.
Tớ sẽ sớm chọn lọc và post những tấm đẹp nhất!
1 NGƯỜI YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ NÓI "Ở ĐÂY CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ CHỤP CẢ"
1 BLOGGER YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC 1 ENTRY CÓ CHÚT Ý NGHĨA (DÙ 1 ÍT) VÀ BỎ ĐI MÀ KHÔNG COMMENT/THANKS.
Chất lượng ảnh của blogger rất lởm. Ghét ế.Size to nhất rồi mà bé thế chứ.
Trả lờiXóabản thân t cảm thấy là mình chưa thực sự yêu Photography lắm, đến nỗi sống chết phải mua dc 1 em máy ảnh. Lâu lắm rồi còn chả biết đến chụp ảnh là j, lâu rồi cũng chả còn chụp nhưng cái nhỏ nhỏ đơn giản mà mình thik như ngày trc. Nói ngày trc là khoảng hơn 1 năm trc đây. Cũng có thể vì thế mà nó phai nhạt dần. Cũng có thể là dần dần ngày càng có nhiều thứ để bận bịu, để suy nghĩ , để chiếm đi chút thời gian đã ít ỏi của mình. Tự nhiên lại nhớ đến cái hồi mà cứ chiều nào, cho dù có ở đâu ở ngoài đường hay là trong nhà cũng phải chạy ra xem mặt trời, xem mây nó ntn và lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu, rồi bonus thêm mấy cái nữa.
Trả lờiXóaDù sao thì 1 bài viết đáng để đọc và suy nghĩ.
Bài viết xúc tích và dễ hiểu :D. Nhưng hình như hơi ít ví dụ :D. Mình thik ảnh Color và Pattern :x
Trả lờiXóaAnh chỉ mới đọcqua thôi, chưa suyngẫm gì sất. Nhưng anh thấy là các yếu tố mà em "biết" thì có phải là thiếu LIGHT không nhỉ?
Trả lờiXóaVà, anh thấy là cái Exơsai này của em rất hay đấy. Nhưng mà anh không thực hành đâu nhá :P
Ôi mình rất cảm động vì các bạn đã bỏ thời gian để viết comment rõ dài.
Trả lờiXóa@ Linh: Hi vọng là tao sẽ khiến tình yêu nhỏ bé của mày quay lại, mà nếu ko đam mê cũng chẳng phải là vấn đề, chủ yếu là thu lượm được những cảm xúc con con giúp cho cuộc sống của mình thêm vui thôi.
@Hoàng: Súc tích cha nội! Lần sau tớ sẽ cho thêm ví dụ. Bài này là bài tổng quát, đáng lẽ phải đăng trước bài TEXTURE n PATTERN. Nhưng tớ cũng muốn mọi người cùng thực hành, sau đó post bài cùng phân tích, Hoàng cũng giúp tớ đê. Support tớ cái!
@Anh Thái: LIGHT rất quan trọng anh ạ nhưng nó không thuộc yếu tố Design, mà là yếu tố vật lý. Vì thực ra, khi lên ảnh thì các vùng tạo bởi ánh sáng cũng đc quy về SHAPE (mảng) rồi thì sSHAPE cảm nhận được FORM (khối), tức là các yếu tố về Design í.
Sẽ có bài về LIGHT nhg chắc chưa phải bi giờ :D