UNDER-EXPOSURE là gì? UNDER có thể hiểu là dưới hoặc thiếu. Exposure (trong nhiếp ảnh) là sự phơi sáng. Như vậy, Underexposure có nghĩa là sự thiếu sáng so với mức bình thường khi để chế độ Auto hoặc so với sự tính toán của metering của máy ảnh.
Cách setup chế độ UNDER-EXPOSURE. Có rất nhiều cách để có thể chụp ở chế độ này, nói một cách đơn giản là có rất nhiều cách để chụp thiếu sáng hoặc cho lượng ánh sáng vào máy ít đi: Tăng tốc độ hoặc giảm Aperture (ở Manual mode) nhưng lần này tớ sẽ khuyên mọi người nên sử dụng nút EV (Exposure Value) trên thân máy (nút có biểu tượng +/-).
Nút EV cho phép bạn nhanh chóng quyết định muốn làm tối (underexpose) hay làm sáng (overexpose) ảnh. EV có thể được sử dụng ở các mode trừ mode M (Manual) bởi ở mode M, bạn tự chỉnh các thông số. Các giá trị của EV lần lượt từ (+) [Over-expose] đến (-) [Under-expose].
Dưới đây là một số trường hợp bạn có thể chụp Underexpose, tuy nhiên thì SÁNG TẠO là vô biên nên ví dụ về TỐI TẠO chỉ...là một ví dụ.
- Ánh sáng chiếu một chiều (Side lighting). Đây có thể nói là một trong những cơ hội cực kì hay gặp nhưng vẫn cực kì quý báu để cho bạn sáng tác nên những tấm ảnh ấn tượng. Bản thân ánh sáng một chiều đã tạo ra sự khác biệt cho chính bức ảnh, tạo không gian và điểm nhất rất tốt. Việc bạn cần làm thêm là tạo sự tương phản (contrast) thêm cho ánh sáng ấy với object mình định chụp bằng cách chụp underexpose (ví dụ set EV -2.0, -3.0 giá trị này tùy thuộc vào hoàn cảnh và lượng ánh sáng).
Hình chụp tại một buổi biểu diễn trống đa quốc gia tại Seoul. Ở các show biểu diễn ánh sáng một chiều khá phổ biến. Nếu chụp ở chế độ đủ sáng thì ở background của tấm ảnh này sẽ xuất hiện rất nhiều vật thể khác, vì vậy dùng tip này ta có thể khéo léo remove những đối tượng hơi 'vô duyên' ấy, tạo một background thống nhất để làm nổi bật hình ảnh mà mình muốn focus - nghệ sỹ đánh trống.
3 ảnh của một em bé chụp tại lễ hội Phật Đản 2010.
- Vật thể nhận được nhiều ánh sáng hơn background. Đặc biệt trong trường hợp vật thể chính sáng hơn so với background, cách chụp này sẽ giúp bạn tăng thêm contrast giữa vật thể đó với không gian, nhấn mạnh thêm giá trị của vật thể và ánh sáng. Thêm nữa background tối và vignette (tối quanh mép ảnh) cũng thường tạo hiệu ứng về chiều sâu khá tốt.
- Chụp phong cảnh (landscape) trong điều kiện ánh sáng tốt hoặc thừa sáng. Trong trường hợp chụp phong cảnh có bầu trời rất dễ gặp trường hợp phần vật thể được đo sáng chuẩn nhưng bầu trời xanh thì biến thành...bầu trời nhiều mây trắng xóa. Cách chữa tốt nhất đó là dùng thêm graduated ND (Neutral Density) filter nhưng trong trường hợp không có thì làm thế nào?? Hừ! Rất đơn giản, bạn có thể chỉ cần chỉnh EV xuống 1 đến vài step EV -0.3 hoặc EV -0.7, tùy theo vị trí và chiều ánh sáng cho đến khi bầu trời hiện lên thật xanh và mượt như ý bạn muốn.
- Một số máy ảnh có chiều hướng chụp bị thừa sáng hoặc thiếu sáng có thể sử dụng nút EV để điều chỉnh (thay vì điều chỉnh Shutter speed và Aperture mất khá nhiều thời gian). Ví dụ nếu máy ảnh của tớ thường bị thừa sáng một chút thì tớ sẽ chỉnh EV -0.3 để cho ra sản phẩm ảnh đo sáng chuẩn và ngược lại.
Học một TIP (bí kíp) là một việc siêu-đơn-giản bất cứ ai (có máy ảnh) cũng có thể học được nhưng áp dụng thì không phải lúc nào cũng đạt được thành công đâu (thật đấy). Thực hành nhiều sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm và trả lời được những câu hỏi như "Khi nào thì nên set đến EV -3, khi nào thì EV -2?" hoặc "Chụp thừa sáng có ích gì không? Và khi nào?" [Bạn nào trả lời được câu này tớ thề khi nào về tớ mời đi cà phé].
Chúc mọi người sẽ tìm thêm được những ích lợi khác của nút EV, thay vì để cho em nó thành 'phế nút' trên máy ảnh thân yêu của chúng ta! Và đừng quên gửi ảnh về cho Linh nhé. ^^
***********************************************************************************
Các tác phẩm hoàn thiện mong các bạn sẽ (cực kì) vui lòng đóng góp trên blog của LinhMM. Ảnh resize (max 1200) xin gửi về bravelinh@gmail.com.
Tớ sẽ sớm chọn lọc và post những tấm đẹp nhất!
1 NGƯỜI YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ NÓI "Ở ĐÂY CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ CHỤP CẢ"
1 BLOGGER YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC 1 ENTRY CÓ CHÚT Ý NGHĨA (DÙ 1 ÍT) VÀ BỎ ĐI MÀ KHÔNG COMMENT/THANKS.