Thứ Hai, 4 tháng 10, 2010

[TIP] SÁNG TẠO VỚI UNDEREXPOSURE (CHẾ ĐỘ CHỤP TỐI)

[Hôm nay mình không thích viết là Sáng Tạo, vì mình vừa thấy ai đấy viết Chây Ỳ thành Trây Ỳ nên là cứ nhớ mãi trong đầu không dứt ra được. Vì thế nên hôm nay sẽ viết một bài post TỐI TẠO, tức là cố tình TẠO ra một bức ảnh TỐI. Tip này được Derek truyền cho nên bây giờ mình sẽ share với mọi người]

UNDER-EXPOSURE là gì? UNDER có thể hiểu là dưới hoặc thiếu. Exposure (trong nhiếp ảnh) là sự phơi sáng. Như vậy, Underexposure có nghĩa là sự thiếu sáng so với mức bình thường khi để chế độ Auto hoặc so với sự tính toán của metering của máy ảnh.

Cách setup chế độ UNDER-EXPOSURE. Có rất nhiều cách để có thể chụp ở chế độ này, nói một cách đơn giản là có rất nhiều cách để chụp thiếu sáng hoặc cho lượng ánh sáng vào máy ít đi: Tăng tốc độ hoặc giảm Aperture (ở Manual mode) nhưng lần này tớ sẽ khuyên mọi người nên sử dụng nút EV (Exposure Value) trên thân máy (nút có biểu tượng +/-).

Nút EV cho phép bạn nhanh chóng quyết định muốn làm tối (underexpose) hay làm sáng (overexpose) ảnh. EV có thể được sử dụng ở các mode trừ mode M (Manual) bởi ở mode M, bạn tự chỉnh các thông số. Các giá trị của EV lần lượt từ (+) [Over-expose] đến (-) [Under-expose].

Dưới đây là một số trường hợp bạn có thể chụp Underexpose, tuy nhiên thì SÁNG TẠO là vô biên nên ví dụ về TỐI TẠO chỉ...là một ví dụ.

  • Ánh sáng chiếu một chiều (Side lighting). Đây có thể nói là một trong những cơ hội cực kì hay gặp nhưng vẫn cực kì quý báu để cho bạn sáng tác nên những tấm ảnh ấn tượng. Bản thân ánh sáng một chiều đã tạo ra sự khác biệt cho chính bức ảnh, tạo không gian và điểm nhất rất tốt. Việc bạn cần làm thêm là tạo sự tương phản (contrast) thêm cho ánh sáng ấy với object mình định chụp bằng cách chụp underexpose (ví dụ set EV -2.0, -3.0 giá trị này tùy thuộc vào hoàn cảnh và lượng ánh sáng).

Hình chụp tại một buổi biểu diễn trống đa quốc gia tại Seoul. Ở các show biểu diễn ánh sáng một chiều khá phổ biến. Nếu chụp ở chế độ đủ sáng thì ở background của tấm ảnh này sẽ xuất hiện rất nhiều vật thể khác, vì vậy dùng tip này ta có thể khéo léo remove những đối tượng hơi 'vô duyên' ấy, tạo một background thống nhất để làm nổi bật hình ảnh mà mình muốn focus - nghệ sỹ đánh trống.

Nikon F80/Fujifilm REALA 400/ EV -3.0

3 ảnh của một em bé chụp tại lễ hội Phật Đản 2010.

  • Vật thể nhận được nhiều ánh sáng hơn background. Đặc biệt trong trường hợp vật thể chính sáng hơn so với background, cách chụp này sẽ giúp bạn tăng thêm contrast giữa vật thể đó với không gian, nhấn mạnh thêm giá trị của vật thể và ánh sáng. Thêm nữa background tối và vignette (tối quanh mép ảnh) cũng thường tạo hiệu ứng về chiều sâu khá tốt.

Gangnung, South Korea 2010
Nikon D90/50mm f1.4D/400 ISO/EV -2.5



Latern Festival, Seoul 2010
Nikon F80/Fujifilm REALA 400/ EV -3.0



Latern Festival, Seoul 2010
Nikon D90/18-55mm/ISO 400/ EV -1.3


Ulleung-do, Korea 2010
Nikon D90/18-55mm/ISO 400/ EV -2.7



  • Chụp phong cảnh (landscape) trong điều kiện ánh sáng tốt hoặc thừa sáng. Trong trường hợp chụp phong cảnh có bầu trời rất dễ gặp trường hợp phần vật thể được đo sáng chuẩn nhưng bầu trời xanh thì biến thành...bầu trời nhiều mây trắng xóa. Cách chữa tốt nhất đó là dùng thêm graduated ND (Neutral Density) filter nhưng trong trường hợp không có thì làm thế nào?? Hừ! Rất đơn giản, bạn có thể chỉ cần chỉnh EV xuống 1 đến vài step EV -0.3 hoặc EV -0.7, tùy theo vị trí và chiều ánh sáng cho đến khi bầu trời hiện lên thật xanh và mượt như ý bạn muốn.

Source: www.galitz.co.il


  • Một số máy ảnh có chiều hướng chụp bị thừa sáng hoặc thiếu sáng có thể sử dụng nút EV để điều chỉnh (thay vì điều chỉnh Shutter speed và Aperture mất khá nhiều thời gian). Ví dụ nếu máy ảnh của tớ thường bị thừa sáng một chút thì tớ sẽ chỉnh EV -0.3 để cho ra sản phẩm ảnh đo sáng chuẩn và ngược lại.

Học một TIP (bí kíp) là một việc siêu-đơn-giản bất cứ ai (có máy ảnh) cũng có thể học được nhưng áp dụng thì không phải lúc nào cũng đạt được thành công đâu (thật đấy). Thực hành nhiều sẽ giúp chúng ta có kinh nghiệm và trả lời được những câu hỏi như "Khi nào thì nên set đến EV -3, khi nào thì EV -2?" hoặc "Chụp thừa sáng có ích gì không? Và khi nào?" [Bạn nào trả lời được câu này tớ thề khi nào về tớ mời đi cà phé].

Chúc mọi người sẽ tìm thêm được những ích lợi khác của nút EV, thay vì để cho em nó thành 'phế nút' trên máy ảnh thân yêu của chúng ta! Và đừng quên gửi ảnh về cho Linh nhé. ^^


***********************************************************************************


Các tác phẩm hoàn thiện mong các bạn sẽ (cực kì) vui lòng đóng góp trên blog của LinhMM. Ảnh resize (max 1200) xin gửi về bravelinh@gmail.com.

Tớ sẽ sớm chọn lọc và post những tấm đẹp nhất!

1 NGƯỜI YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ NÓI "Ở ĐÂY CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ CHỤP CẢ"
1 BLOGGER YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC 1 ENTRY CÓ CHÚT Ý NGHĨA (DÙ 1 ÍT) VÀ BỎ ĐI MÀ KHÔNG COMMENT/THANKS.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

YẾU TỐ CẦN THIẾT CHO MỘT BỨC ẢNH ẤN TƯỢNG

[Lúc đầu định dùng title "Yếu tố cần thiết cho một bức ảnh ĐẸP" nhưng xét lại cô này mặc dù đẹp nhưng quá chung chung, không nên chơi cùng nhiều, chơi mãi cũng không thể hiểu được cô ĐẸP là người thế nào. Nên là chuyển sang chơi với những bạn chi tiết hơn 1 tẹo].

[Preference source: Bờ-rai-ờn Pi-tơ-sờn]

Khi (Bờ-rai-ờn Pi-tơ-sờn) được hỏi những bức ảnh như thế nào thường thu hút được nhiều sự chú ý nhất, câu trả lời luôn luôn được đưa ra giống nhau: Đó chính là những thứ rất bình dị trong cuộc sống được sáng tác theo cách đơn giản nhất có thể.

Những bức ảnh như vậy thành công bởi chúng được giới hạn theo một theme (phông, nền) hoặc ý tưởng nhất định và được sắp xếp theo những trật tự và quy luật, thay vì theo một cách hỗn loạn, khó đoán (tham khảo bài Pattern). Chúng ta có thể thấy sự đối lập rất rõ ràng giữa những bức ảnh với bố cục chặt chẽ và những bức ảnh chụp bởi photographer không chuyên. Thường những photographer không chuyên chụp ảnh với mục đích chính để lưu lại kỉ niệm (hoặc để thấy ôi sao mình đẹp thế!), rốt cuộc những bức ảnh kiểu này thường có quá nhiều điểm điểm nhấn hoặc ngược lại, một số trường hợp lại không có điểm nhấn nào.

Sự thiếu định hướng và sự hỗn loạn trong nội dung bức ảnh khiến mắt người xem không thể tập trung và phải liên tục di chuyển để tìm kiếm các điểm 'mãn nhãn' khác trong bức ảnh (tuy nhiên không có mới ức!). Điều này rất dễ cảm nhận khi xem một bức ảnh có điểm nhấn và idea rõ ràng, so với một bức không có những yếu tố trên.


(Decaying, Bravelinh)

Tuy nhiên không nên hiểu điểm nhấn theo nghĩa đen (chỉ có 1 điểm, 1 phần nào đó của bức ảnh có sự hấp dẫn), ở đây nên hiểu theo sự thống nhất và cô đọng trong ý tưởng (1 ý tưởng chủ đạo thay vì 2,3,4...10) và trong ngôn ngữ nhiếp ảnh (chất liệu tạo nên ý tưởng đơn giản, súc tích). Ảnh dưới đây với bố cục khá phức tạp tuy nhiên ý đồ "sự hỗn loạn" vẫn có thể dễ nhận thấy, bởi một phần sự đối xứng của các đường thẳng (yếu tố dễ nhận biết và dễ đoán), thứ 2 là sự thống nhất trong gam màu.


(Lost, Bravelinh)


Hãy thử tưởng tượng bạn đang bị đậu-phộng-đường ở một chỗ rất vắng vẻ ít người qua lại, bỗng nhiên bạn nhìn thấy một trạm bán xăng phía trước và bạn lúc ấy cực kì 'đói-đường', vội chạy ngay đến hỏi. Bạn bắt đầu hỏi đường đi còn chú bán xăng thì bắt đầu múa may với các "Cách đi thứ nhất là ABDGI12589....À, mà còn cách thứ hai cháu ạ, joGDMDue98472677@$%....Ôi, còn cả cách nữa đấy cháu ơi $*$)(#478FHJDJjs@()$(#+_.....", mỗi cách chứa quá nhiều thông tin và chi tiết. Thay vì chọn một hướng đơn giản, rõ ràng và ngắn gọn mà bạn cần thí chú bán xăng nhiệt tình đang bắt bạn phải bơi trong một biển thông tin hỗn loạn. SỰ CÔ ĐỌNG và RÕ RÀNG là tất cả những điều bạn cần! Và, đó cũng là điều mà hầu hết chúng ta đều muốn. Đơn giản như việc chúng ta muốn biết kế hoạch, lịch trình, ngày, giờ và địa điểm. Nếu không có order (trật tự), bạn sẽ rất dễ bị 'lụt' hoặc bối rối, rồi bối rối lại sinh ra xì-trét và xì-trét lại dẫn đến việc không thể hoạt động tốt (tức là chụp không đẹp).

Do đó, những bức ảnh thành công cần có trật tự. Và những yếu tố đem lại trật tự cho bố cục ảnh đó chính là LINE (đường), SHAPE (hình), FORM (khối), TEXTURE (độ nhám bề mặt), PATTERN (mô-đun lặp lại) và COLOR (màu sắc) - đây chính là những yếu tố tạo hình/design. Mỗi bức ảnh, dù thành công hay không, chắc chắn chứa ít nhất một trong những yếu tố trên, thậm chí vài yếu tố. Mỗi yếu tố có những giá trị tạo hình và biểu tượng riêng của nó, đặc biệt là đường, độ nhám bề mặt và màu sắc. Đó có thể là sự cứng hoặc mềm, thân thiện hay chống đối, mạnh hay yếu, rõ hay không rõ, chủ động hay bị động. Thường chúng ta nhìn thấy và sử dụng những yếu tố này mà không có ý thức rõ ràng về chúng.

Những kí ức và kinh nghiệm trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của bạn với các yếu tố kể trên và ngược lại, chúng lại ảnh hưởng đến cách mà bạn sẽ sử dụng chúng như thế nào.





[EXERCISE]: "TÔI KHÔNG MUỐN LÀM NÔ LỆ NỮA".

Nhiệm vụ của bài tập này (đây sẽ là một bài tập cần nhiều thời gian và công sức) rất đơn giản là Xin từ chức Nô Lệ và phấn đấu làm Chủ các yếu tố cơ bản trong Design mà các bạn vừa đọc ở trên. Bài tập này không chỉ giúp bạn mở rộng khả năng nhìn nhận mà còn có thể hé lộ mấy chục điều về tâm-sinh lý của bạn, bạn thích gì và không thích gì.

Tập hợp khoảng 80 bức ảnh của bạn, chú ý không khuyến khích chọn những tấm mang tính chất (Ôi! Sao mình đẹp rạng rỡ) hoặc (Cười nhé, chụp đây!). Dẹp sang bên cạnh tí đã, sau í lấy 1 tờ giấy ra và vẽ 6 cột:

1.LINE (đường)
2.SHAPE (hình)
3.FORM (khối)
4.TEXTURE (độ nhám bề mặt)
5.PATTERN (mô-đun lặp lại)
6.COLOR (màu sắc)

Và bây h bắt đầu xem lại các tấm ảnh của bạn cẩn thận từng cái một, xem xét và đánh giá kĩ lưỡng từng cái một, và bắt đầu check vào những yếu tố nào mà bức ảnh ấy có RÕ NHẤT (chỉ được check 1 lần mỗi tấm). Chắc chắn sẽ có những cột có nhiều dấu check hơn những cột khác và nó có thể nói lên điều gì đó về gu chụp ảnh của bạn cũng như những cảm xúc riêng và cách nhìn nhận của bạn tới thế giới xung quanh, không chỉ đơn thuần việc cố gắng bắt chước style của ai đó.

Bạn nên chú ý đến những cột có ít dấu check. Đây chính là điểm yếu của bạn, vì thế ngay lập tức cần xách ngay súng, đi và đi và đặt một mục tiêu cho mình: Khắc phục những điểm yếu này.

Cá nhân Linh thì cột Pattern và Color là đông con nhất, còn LINE và SHAPE có vẻ yếu nhất.

Đây là một bài tập cực kì recommend anh chị em, nó sẽ giúp các bạn hiểu hơn cách chụp ảnh, cách nhìn và cảm của mình để NHÌN và CHỤP tốt hơn, nói chung là nó có nhiều lợi ích lắm. ^^

***********************************************************************************


Các tác phẩm hoàn thiện mong các bạn sẽ (cực kì) vui lòng đóng góp trên blog của LinhMM. Ảnh resize (max 1200) xin gửi về bravelinh@gmail.com.

Tớ sẽ sớm chọn lọc và post những tấm đẹp nhất!

1 NGƯỜI YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ NÓI "Ở ĐÂY CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ CHỤP CẢ"
1 BLOGGER YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC 1 ENTRY CÓ CHÚT Ý NGHĨA (DÙ 1 ÍT) VÀ BỎ ĐI MÀ KHÔNG COMMENT/THANKS.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

TEXTURE & PATTERN









Left photo: www.cosmicchile.com
Others: http://www.flickr.com/photos/linhmm/

Texture có thể được hiểu là surface quality (độ nhám bề mặt), sản phẩm của 2D và 3D design, và phải được cảm nhận ĐỒNG THỜI bằng 2 giác quan: Thị giác và xúc giác. Ví dụ, độ nhám của tường sẽ khác với độ nhám của bánh bông lan; độ nhám của da em bé sẽ khác với độ nhám của da người già.

Pattern là các mô-đun (mẫu) được LẶP ĐI LẶP LẠI để tạo thành 1 mô-đun lớn có ít nhất 1 ngôn ngữ tạo thành nó. Pattern không chỉ bị hạn chế trong lĩnh vực design/visual art, nó còn có thể dùng để chỉ các sự kiện/sự việc/hoạt động...diễn ra lặp lại nhiều lần và có ít thay đổi. Trong visual art, Pattern chủ yếu cảm nhận bằng 2D.

Một câu hỏi đặt ra là Texture và Pattern giống và khác nhau ở điểm nào? Trong quá trình chụp và hoàn thiện sản phẩm, có thể những khái niệm này không quan trọng, tuy nhiên nắm rõ được sự giống và khác nhau cơ bản sẽ tốt hơn cho việc quan sát và phân tích sau này.

Trong 1 Texture thường bắt buộc phải có yếu tố Pattern tuy nhiên không phải trong Pattern nào cũng có Texture.

Dùng dao vạch 1 vạch (được coi là 1 Unit) lên 1 bề mặt trơn chúng ta chưa thể tạo nên Texture.

10 vạch (1 Unit x 10 lần repeat) ~ bắt đầu hình thành Texture.

Như vậy sự hình thành nên Texture cũng đồng thời là sự hình thành nên Pattern.

Ngược lại,

Mở Paint, paste ra 10 lần 1 hình ảnh trên page liệu có tạo ra được Texture!?? Pattern hoàn toàn có thể nhưng texture duy nhất có lẽ là...màn hình máy tính. :-|.

Tuy nhiên cần chú ý tạo ra Pattern cần có những vần, luật nhất định. Vần, luật ở đây không nhất thiết phải lặp lại đúng 100% nhưng cần đủ để người xem có thể cảm nhận được sự lặp đi lặp lại của 1 unit trong Pattern đó.




VÌ SAO chúng ta cần biết đến Texture & Pattern trong Photography? Sau đây sẽ là 1 ví dụ để các bạn so sánh.

Bức ảnh phía dưới được chụp tại 1 con phố nhỏ ở khu Insadong, Seoul. Hình ảnh ông cụ đang gom đồng nát rất đối lập với dãy nhà hàng trên cùng con phố. Với background tường gạch đỏ (gạch đỏ được hiểu như các unit tạo thành Pattern, đồng thời cũng tạo nên Texture - độ nhám), chủ thể trong bức ảnh cùng với expression (biểu hiện) dễ dàng trở thành điểm focus của cả bố cục. Vì vậy giá trị của bức ảnh ở đây có thể thấy ở sự đơn giản của nó giữa background và chủ thể, màu sắc của background, độ nhám của background có tính chất gợi xúc giác.

Để thấy rõ hơn điều này, các bạn có thể thử dùng tay che các Pattern ở background và sau đó xem lại bức hình.




Một số photos khác về TEXTURE n PATTERN từ Set Wood Texture Photostream hoặc Set Texture & Pattern

Wood Vignettes-3

Wood Vignettes-2

Wood Vignettes

[EXERCISE]:

Bài tập đầu tiên đó là cầm 'súng' và đi...loanh quanh trong nhà, ngoài sân, ngó sang nhà hàng xóm...etc và bắn tỉa các Texture cũng như Pattern.

Ngoài ra có những địa điểm rất tuyệt vời và lí tưởng để tìm kiếm Texture và Pattern, ví dụ: chợ (thực phẩm, hoa..etc), nhà trẻ hoặc thậm chí ngay trong bếp (đũa, thìa, dĩa, bát, trứng...hoàn toàn có thể trở thành những Pattern cực kì Photogenic (ăn ảnh) ^^).

Mục đích của bài tập này là tăng khả năng quan sát của các begining photographer, tuy nhiên các intermediate hoặc advanced photographer hoàn toàn có thể sử dụng theme của bài tập này để sáng tạo theo idea riêng của mình.


***********************************************************************************


Các tác phẩm hoàn thiện mong các bạn sẽ (cực kì) vui lòng đóng góp trên blog của LinhMM. Ảnh resize (max 1200) xin gửi về bravelinh@gmail.com.

Tớ sẽ sớm chọn lọc và post những tấm đẹp nhất!

1 NGƯỜI YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ NÓI "Ở ĐÂY CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ CHỤP CẢ"
1 BLOGGER YÊU PHOTOGRAPHY SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐỌC 1 ENTRY CÓ CHÚT Ý NGHĨA (DÙ 1 ÍT) VÀ BỎ ĐI MÀ KHÔNG COMMENT/THANKS.